Friday 13 January 2017

CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM PHẠM THANH NGHIÊN BỊ CẤM XUẤT CẢNH (RFA)




2017-01-13

Cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên bị cấm xuất cảnh tại cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh vào chiều tối ngày 13/1/2017 khi đưa người thân ra nước ngoài khám chữa bệnh.

Chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do khi còn bị giữ tại Cửa khẩu Mộc bài, bà Phạm Thanh Nghiên cho biết:
Tôi đang ở cửa khẩu Mộc Bài, tôi đưa ba tôi sang Bangkok để chữa bệnh, đồng thời đi thăm em trai và em gái đằng chồng nhà tôi. Nhưng mà tự nhiên họ nói với tôi là tôi thuộc diện cấm xuất cảnh. Tôi hỏi lý do thì họ không nói được. Bây giờ tôi đang ngồi chờ, họ thì đang làm việc với nhau, không biết thế nào. Tôi đã hết quản chế từ hơn 1 năm trước, từ ngày 19/8/2015, hôm nay là ngày đầu tiên tôi xuất cảnh thì họ nói với tôi là tôi không được xuất cảnh.

Bà Phạm Thanh Nghiên, 38 tuổi là cựu tù nhân lương tâm. Bà bị bắt vào tháng 8 năm 2009; đến tháng giêng năm 2010 bị đưa ra xét xử với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước và bị tuyên án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế.

Bà từng lên tiếng về việc Trung Quốc giết hại ngư dân Việt trong vùng biển Vịnh Bắc bộ và Biển Đông. Để phản đối thái độ gây hấn của Trung Quốc đối với Việt Nam, bà là người đầu tiên thực hiện tọa kháng chống Tàu ngay ở nhà mình.  Sau khi mãn hạn tù, bà vẫn tiếp tục nhiều hoạt động như tham gia chiến dịch Nhân quyền 2015, các nhóm Công dân tự do, Cà phê nhân quyền… Trong thời gian quản chế bà bị cơ quan chức năng triệu tập khoảng 40 lần và gây nhiều khó khăn cho gia đình, người thân của bà.

Bà được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch trao giải Hellman-Hammett năm 2009.

------------------------------

Chân Như, phóng viên RFA
2017-01-13
.
Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu đến Pháp hôm 13/1/2017.
Photo by Tuong An/RFA
.
Thêm một tù chính trị tại Việt Nam vừa bị đưa thẳng từ nơi giam giữ ra phi trường đến Pháp.

Không gặp được thân nhân

Thân nhân tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu từ xóm 4, xã Nghi Đồng, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An cho biết vào ngày 11 và 12 tháng giêng vừa qua công an tỉnh rồi công an huyện nói với gia đình về tin cơ quan chức năng Việt Nam ngưng biện pháp giam giữ đối với anh này và sẽ đưa anh ra khỏi Việt Nam đến Pháp.

Ông Đặng Xuân Hà, anh trai của tù nhân chính trị Đặng Xuân Diệu nói với RFA vào tối 12 tháng 7:
“Sáng hôm nay có 3 công an Nghi Lộc đến nói với tôi được sự xem xét của công an nên sẽ cho Diệu đi. Họ đến bảo cho như thế nhưng Việt Nam thì không chừng, chẳng biết được! Họ nói cho tôi gặp nhưng chỉ nói trước có 1 tiếng đồng hồ và tôi cách nơi giam giữ Diệu 1300 cây số thì làm sao gặp được.”

Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diêu năm nay 37 tuổi, là một trong nhóm thanh niên Công giáo- Tin Lành tại Vinh bị bắt năm 2011 và bị buộc tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo điều 79 BLHS. Phiên xử vào ngày 8 tháng giêng năm 2013 tuyên anh Đặng Xuân Diệu 13 năm tù giam và 5 năm quản chế.

Từ khi bị giam tù cho đến nay gia đình chưa hề được gặp mặt anh này một lần. Lý do được ban quản giáo các trại giam cho anh Đặng Xuân Hà là vì tù nhân Đặng Xuân Diệu cương quyết không chịu mặc đồ phạm nhân; tức thừa nhận bản thân vô tội.
“Họ lấy lý do đặc biệt nhất là Đặng Xuân Diệu không mặc áo phạm nhân. Đó là lý do họ nói với gia đình tôi- thân nhân của Đặng Xuân Diệu.”

Thân nhân và các tù nhân chính trị khác từng bị giam chung cùng anh Đặng Xuân Diệu cho biết trong thời gian qua anh này từng một số lần tuyệt thực. Biện pháp này được thực hiện không phải vì chính bản thân anh Đặng Xuân Diệu mà là đấu tranh đòi cải thiện chế độ nhà tù cho những người khác.

Pháp can thiệp

Cựu tù nhân chính trị Trương Minh Tam, từng có lúc bị giam cùng khu với anh Đặng Xuân Diệu ở Trại 5, Yên Định, Thanh Hóa, nói về điều này:
"Tại đó anh Diệu rất nhiều lần phải vào buồng kỷ luật, lý do vào đó không phải vì anh đòi hỏi quyền lợi cho cuộc sống của cá nhân mình mà anh cảm thấy bất công trong khu biệt giam và đấu tranh. Cho đến ngày hôm nay, những thay đổi ở khu biệt giam ở trại giam số 5 cũng như những trại giam khác tôi tin đó là sự cống hiến sự đóng góp xương máu của anh ấy cho những vấn đề về quyền con người ở trong trại tù.”

Nhà hoạt động Paulus Lê Sơn, một trong những người bị bắt cùng vụ với ông Diệu cho chúng tôi biết một số nhận định khi nghe tin cơ quan chức năng Việt Nam ngưng giam giữ và đưa anh Đặng Xuân Diệu sang Pháp:
“Đây là lần đầu tiên mà nước Pháp can thiệp để đón nhận tù nhân lương tâm, đó là điểm mới. Và từ điểm này chúng ta thấy rằng công cuộc đấu tranh dân chủ cho Việt Nam càng ngày được quốc tế quan tâm nhiều hơn.”

Cựu tù chính trị Trương Minh Tam nêu ra nghi ngờ về khả năng chính quyền Hà Nội dùng tù nhân lương tâm như một thứ để đổi chác với các chính quyền phương Tây:
“Tôi cũng có cảm giác rõ nét đó là nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn tìm những hình thức thương lượng mà tôi nghĩ có thể hết sức tinh vi và họ luôn luôn biết lợi dụng những thời cơ để đạt được một mục đích gì đó của mình trong những việc trao đổi tù nhân chính trị ở Việt Nam cũng như tù nhân lương tâm với những đổi trác với nước ngoài, điều đó hoàn toàn có lý chứ không phải không”

Vừa qua đã có một số trường hợp tương tự tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu như như vụ blogger Điếu Cày- Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần… Thân nhân một số tù nhân chính trị khác như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài… cho biết người nhà họ cũng tiết lộ có gợi ý từ cơ quan chức năng bảo người nhà họ nếu đồng ý đi nước ngoài thì sẽ được cho đi; thế nhưng bản thân người trong cuộc từ chối nên tiếp tục chịu giam cầm và khó khăn trong tiếp xúc với người thân theo qui định của Trại giam. Liên quan đến vụ án 14 Thanh niên Công giáo- Tin Lành trong đó có Đặng Xuân Diệu, hiện nay còn 2 người vẫn chưa được tự do là anh Hồ Đức Hòa bị kết án 13 năm và chị Nguyễn Đặng Minh Mẫn 8 năm tù giam.

Tin liên quan :




No comments:

Post a Comment

View My Stats