Wednesday 24 August 2016

PHẨM GIÁ CỦA ÔNG BỘ TRƯỞNG BỘ TNMT QUA NHỮNG PHÁT NGÔN & HÀNH ĐỘNG (Mẹ Nấm - Danlambao)






Một lần nữa, người ta có thể nhận thấy phẩm giá của ông Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà chỉ là con số âm qua các phát ngôn và hành động thực tế. 

Tại sao là con số âm? Nó sẽ khá hơn âm, sẽ ở con số 0 nếu ông ta không nói gì cả, không buông lời “biển miền Trung hoàn toàn có thể tự làm sạch, tự đào thải độc tố” và không cởi trần xuống tắm biển để... cứu lấy “phẩm giá của biển” và cũng để lộ ra cái phẩm giá cần phải che giấu của mình... 

*

Tại hội nghị Báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế sáng ngày 22/8/2016 ở Quảng Trị, Bộ trưởng Bộ TNMT - ông Trần Hồng Hà trả lời trước báo giới: “biển miền Trung hoàn toàn có thể tự làm sạch, tự đào thải độc tố”. (1) 

Đây là câu nói vô trách nhiệm nhất của một quan chức đầu ngành môi trường. Toàn bộ quyết tâm lẫn niềm tin chính trị của ông Bộ trưởng cuối cùng đều trông chờ vào tự nhiên, vào quy luật của đất trời. 

Còn nhớ ngày 28/4/2016, sau khi thảm họa cá chết xảy ra đã 3 tuần tại 4 tỉnh ven biển miền Trung, ông Trần Hồng Hà trong buổi làm việc tại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã có lời “nhận khuyết điểm” trước sự chậm trễ, lúng túng của các cơ quan chức năng cùng ngành. Ông Bộ trưởng thậm chí còn mạnh miệng khẳng định: “Đặc biệt là đối với pháp luật VN thì hệ thống xả thải, ống thải ngầm là không cho phép... ngay tới đây Formosa phải đưa đường ống ngầm này lên để thuận tiện cho việc theo dõi, giám sát.” (2) 

Kết quả của việc “nhận khuyết điểm” của ông Bộ trưởng là Sở TNMT tỉnh Hà Tĩnh nối gót ca bài ca “tự kiểm điểm”. Kỷ luật ai bây giờ khi ông Nguyễn Phi Quang - Giám đốc Sở Nội vụ Hà Tĩnh cho rằng: “Để đưa ra hình thức kỷ luật cần phải có sự phân cấp. Trường hợp tổ chức, cá nhân thuộc thường vụ tỉnh ủy thì tỉnh ủy sẽ xem xét để Ủy ban kiểm tra vào cuộc. Những đơn vị, cá nhân thuộc ủy ban tỉnh, các sở, ủy ban huyện... thì tùy theo thẩm quyền sẽ tự xử lý.” (3) 

Pháp luật có quy định rất rõ ràng giờ đã trở thành mớ giấy lộn sau màn “nhận khuyết điểm” và “tự kiểm điểm” của các quan chức. 

Khi cơn giận dữ của người dân nguôi dần trong sự im lặng kéo dài khó hiểu của hệ thống cai trị, một lần nữa ông Bộ trưởng Bộ TNMT lại trỗi lên ghi công với tâm sự“Tôi vừa trải qua 84 ngày căng thẳng nặng trĩu”. Cũng trong bài phỏng vấn này, ông Trần Hồng Hà thừa nhận: “chất thải của Formosa Hà Tĩnh đã trộn với nhau ra một hợp chất phức. Hợp chất này nặng hơn nước biển, chìm xuống đáy và hút các chất độc hại phenol, xyanua vào nó. Chúng ta hình dung một cách đơn giản là nó như một tấm chăn khổng lồ chứa độc cứ thế trôi ngầm theo dòng hải lưu, đi đến đâu sẽ làm xảy ra các phản ứng hóa học ở đó và khiến cá ở tầng đáy chết hàng loạt.” (4) 

Không có giải pháp, không có câu trả lời cụ thể cho toàn dân khi nào tắm biển được, khi nào cá ăn được, và khi nào thì đời sống của người dân mới trở lại được bình thường. 

Lại thêm vài tháng chờ đợi, cuối cùng ông Bộ trưởng quyết định cởi trần tắm biển dưới mưa để cứu lấy “phẩm giá của biển” (5). Và rất tiếc, hành động “tắm cho dân tôi tin” của ông không thể khẳng định rằng biển đã an toàn khi chất độc vẫn tiếp tục tìm thấy trong các mẫu cá được đưa đi xét nghiệm. (6) 

Câu hỏi đặt ra ở đây, khi các quan chức kéo nhau diễn trò mở hội nghị, phát động phòng trào làm sạch biển, kêu gọi người dân ăn cá, tắm biển tại Quảng Trị, Quảng Bình, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế... Không một ai đến tận Vũng Áng để tận mắt xem dân sống ra sao, khổ sở với đống gạo cứu trợ mốc meo và thiếu nước sạch sinh hoạt thế nào? 

Với tuyên bố “Chúng ta có thể khẳng định rằng, môi trường tự nhiên cũng như biển miền Trung hoàn toàn có thể tự làm sạch, tự đào thải độc tố” của ông Bộ trưởng Bộ TNMT, các cơ quan chức năng, các trung tâm và viện nghiên cứu môi trường nên tự giải tán bởi không cần phải làm gì do có "cơ chế tự nhiên kiểu tự làm sạch, tự đào thải". 

Từ hành động “nhận khuyết điểm” trước sự chậm trễ, lúng túng của các cơ quan chức năng cùng ngành cho có lệ, bước sang chẳng cần phải làm gì cả trước hệ luỵ của chất thải Formosa vì môi trường sẽ tự phục hồi quả là một bước tiến... nhảy vọt. Có gì thì lôi "đồng chí" biển ra mà kiểm điểm nếu nó chậm trễ, lúng túng trong "quy trình" phục hồi! 

Sau phi vụ mặc cả “500 triệu đô”, một lần nữa công chúng được thấy rõ sự vô trách nhiệm của quan chức trong khi xử lý thảm hoạ thảm hoạ môi trường. Các phát biểu vô trách nhiệm, phản khoa học tương tự sẽ còn diễn ra dài dài bởi cơ chế đảng nằm ngoài và nằm trên quy định của pháp luật. 

Một lần nữa, người ta có thể nhận thấy phẩm giá của ông Bộ trưởng chỉ là con số âm qua các phát ngôn và hành động thực tế. 

Tại sao là con số âm? Nó sẽ khá hơn âm, sẽ ở con số 0 nếu ông ta không nói gì cả, không buông lời “biển miền Trung hoàn toàn có thể tự làm sạch, tự đào thải độc tố” và không cởi trần xuống tắm biển để... cứu lấy “phẩm giá của biển” và cũng để lộ ra cái phẩm giá cần phải che giấu của mình. 


25.08.2016

_____________________________________










----------------------------


Thôi đừng mị dân bằng bài ca “tắm cho dân tôi tin”, bằng các hội nghị trình diễn đầy ngôn từ ma mị nữa. Chúng tôi yêu cầu phải khởi tố và xử lý các cá nhân liên quan đến Formosa và thảm họa môi trường. Chúng tôi không cần quan chức tắm biển để cứu vớt “phẩm giá biển”. Chúng tôi cần biết chính xác khi nào thì ăn cá được?...

*

Trưa 22/8/2016, sau khi kết thúc Hội nghị báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển bốn tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, Bộ trưởng Bộ TNMT cùng các quan chức đã đi tắm biển và ăn hải sản tại khu du lịch Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị. Đây là lần thứ 3 các quan chức lãnh đạo tiếp tục màn trình diễn “tắm cho dân tôi tin” sau khi thảm họa môi trường xảy ra tại 4 tỉnh ven biển miền Trung hồi tháng 4/2016.

Báo Tài Nguyên Môi Trường, tờ báo đầu ngành của Bộ TNMT đưa tin như sau:

“Ngay sau khi kết thúc Hội nghị báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển bốn tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, khẳng định biển miền Trung an toàn, trưa 22/8, Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đã cùng lãnh đạo 4 tỉnh miền Trung và các chuyên gia nước ngoài đã đi tắm biển, ăn hải sản ở khu du lịch Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị.” (1)

Khi quan sát bằng mắt thường từ các ảnh do báo điện tử VnExpress đưa tin rõ ràng người ta chỉ thấy các quan chức Việt Nam và cộng sự tắm biển dưới mưa với hy vọng rằng bài ca “tắm cho dân tôi tin” một lần nữa sẽ có tác dụng an dân như đảng Cộng sản mong muốn.

Dựa trên tiêu chí nào để ông Bộ trưởng Bộ TNMT, Trần Hồng Hà khẳng định:“Người dân Miền trung sẽ có cả thép, cả cá và cả một môi trường biển sạch, đẹp, an toàn"? (2)

“Trách nhiệm chính trị” mà ông Bộ trưởng khẳng định trước hội nghị là cái gì trong khi người dân ngay tại Vũng Áng vẫn chưa có nước sạch để sinh hoạt, và vẫn bị ngộ độc khi ăn cá sòng được đánh bắt tại Hà Tĩnh? (3)

Không có cơ sở dữ liệu khoa học chính xác để trả lời cho các câu hỏi của dân tại hội nghị như: Môi trường biển đã sạch chưa? - Cá biển đã ăn được chưa? - Nước biển đã an toàn để tiếp tục nuôi trồng thủy, hải sản hay chưa?

Toàn bộ các bản tin, các bài báo đều là những ngôn từ mang đậm cái gọi là "quyết tâm chính trị" bằng lời và sau đó là hành động ăn cá tắm biển như đã từng diễn ra.

Cùng thời điểm các báo đưa tin rằng biển đã an toàn, TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho hay, chưa đủ cơ sở để đánh giá chính xác mức độ an toàn của thủy hải sản 4 tỉnh miền Trung sau sự cố mô trường. (4)

Có nhà báo đã ví von hành động đi tắm biển của ông Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà là “một nỗ lực thể hiện thái độ chịu trách nhiệm của người đứng đầu ngành Tài nguyên Môi trường.” (5). Thậm chí nhà báo này còn cho rằng: “Hai lần các quan chức của ngành môi trường xuống biển, dùng tấm lưng trần của mình để cứu vớt “phẩm giá” của biển, đó là hai lần họ đối mặt với những rủi ro về truyền thông.” (5)

“Phẩm giá của biển” là ngôn từ lạc quẻ trong khi dân còn thất nghiệp, hàng loạt sản phẩm từ biển của Việt Nam bị ngăn cấm vào Mỹ. Biển không tự mất đi phẩm giá, là do con người, do các quyết sách sai lầm của Bộ Chính trị và do quyết tâm bưng bít thông tin trong suốt nhiều tháng qua của hệ thống lãnh đạo.

Thôi đừng mị dân bằng bài ca “tắm cho dân tôi tin”, bằng các hội nghị trình diễn đầy ngôn từ ma mị nữa. Chúng tôi yêu cầu phải khởi tố và xử lý các cá nhân liên quan đến Formosa và thảm họa môi trường. Chúng tôi không cần quan chức tắm biển để cứu vớt “phẩm giá biển”. Chúng tôi cần biết chính xác khi nào thì ăn cá được?

24.08.2016

*






----------------------------
Thôi đừng mị dân bằng bài ca “tắm cho dân tôi tin”, bằng các hội nghị trình diễn đầy ngôn từ ma mị nữa. Chúng tôi yêu cầu phải khởi tố và xử lý các cá nhân liên quan đến Formosa và thảm họa môi trường. Chúng tôi không cần quan chức tắm biển để cứu vớt “phẩm giá biển”. Chúng tôi cần biết chính xác khi nào thì ăn cá được?...
*
Trưa 22/8/2016, sau khi kết thúc Hội nghị báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển bốn tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, Bộ trưởng Bộ TNMT cùng các quan chức đã đi tắm biển và ăn hải sản tại khu du lịch Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị. Đây là lần thứ 3 các quan chức lãnh đạo tiếp tục màn trình diễn “tắm cho dân tôi tin” sau khi thảm họa môi trường xảy ra tại 4 tỉnh ven biển miền Trung hồi tháng 4/2016.
Báo Tài Nguyên Môi Trường, tờ báo đầu ngành của Bộ TNMT đưa tin như sau:
“Ngay sau khi kết thúc Hội nghị báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển bốn tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, khẳng định biển miền Trung an toàn, trưa 22/8, Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đã cùng lãnh đạo 4 tỉnh miền Trung và các chuyên gia nước ngoài đã đi tắm biển, ăn hải sản ở khu du lịch Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị.” (1)
Khi quan sát bằng mắt thường từ các ảnh do báo điện tử VnExpress đưa tin rõ ràng người ta chỉ thấy các quan chức Việt Nam và cộng sự tắm biển dưới mưa với hy vọng rằng bài ca “tắm cho dân tôi tin” một lần nữa sẽ có tác dụng an dân như đảng Cộng sản mong muốn.
Dựa trên tiêu chí nào để ông Bộ trưởng Bộ TNMT, Trần Hồng Hà khẳng định:“Người dân Miền trung sẽ có cả thép, cả cá và cả một môi trường biển sạch, đẹp, an toàn"? (2)
“Trách nhiệm chính trị” mà ông Bộ trưởng khẳng định trước hội nghị là cái gì trong khi người dân ngay tại Vũng Áng vẫn chưa có nước sạch để sinh hoạt, và vẫn bị ngộ độc khi ăn cá sòng được đánh bắt tại Hà Tĩnh? (3)
Không có cơ sở dữ liệu khoa học chính xác để trả lời cho các câu hỏi của dân tại hội nghị như: Môi trường biển đã sạch chưa? - Cá biển đã ăn được chưa? - Nước biển đã an toàn để tiếp tục nuôi trồng thủy, hải sản hay chưa?
Toàn bộ các bản tin, các bài báo đều là những ngôn từ mang đậm cái gọi là "quyết tâm chính trị" bằng lời và sau đó là hành động ăn cá tắm biển như đã từng diễn ra.
Cùng thời điểm các báo đưa tin rằng biển đã an toàn, TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho hay, chưa đủ cơ sở để đánh giá chính xác mức độ an toàn của thủy hải sản 4 tỉnh miền Trung sau sự cố mô trường. (4)
Có nhà báo đã ví von hành động đi tắm biển của ông Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà là “một nỗ lực thể hiện thái độ chịu trách nhiệm của người đứng đầu ngành Tài nguyên Môi trường.” (5). Thậm chí nhà báo này còn cho rằng: “Hai lần các quan chức của ngành môi trường xuống biển, dùng tấm lưng trần của mình để cứu vớt “phẩm giá” của biển, đó là hai lần họ đối mặt với những rủi ro về truyền thông.” (5)
“Phẩm giá của biển” là ngôn từ lạc quẻ trong khi dân còn thất nghiệp, hàng loạt sản phẩm từ biển của Việt Nam bị ngăn cấm vào Mỹ. Biển không tự mất đi phẩm giá, là do con người, do các quyết sách sai lầm của Bộ Chính trị và do quyết tâm bưng bít thông tin trong suốt nhiều tháng qua của hệ thống lãnh đạo.
Thôi đừng mị dân bằng bài ca “tắm cho dân tôi tin”, bằng các hội nghị trình diễn đầy ngôn từ ma mị nữa. Chúng tôi yêu cầu phải khởi tố và xử lý các cá nhân liên quan đến Formosa và thảm họa môi trường. Chúng tôi không cần quan chức tắm biển để cứu vớt “phẩm giá biển”. Chúng tôi cần biết chính xác khi nào thì ăn cá được?
24.08.2016
____________________________________

No comments:

Post a Comment

View My Stats