Tuesday 23 April 2024

VIẾT DÀI TRUNG BÌNH VỀ CUỘC CHIẾN TRANH Ở UKRAINE – NGÀY 23/4/2024 (Phúc Lai GB / Phúc Lai)

 



VIẾT DÀI TRUNG BÌNH VỀ CUỘC CHIẾN TRANH Ở UKRAINE – NGÀY 23/4/2024

Phúc Lai GB / Phúc Lai

Lục bản mộc nhị lạng đinh cho Putox

23-4-2024  02:36   

https://www.facebook.com/thelastvagabond/posts/pfbid0318DtS2uevhKTe7cmRTS58jbYwL7smYxERbvdKdGJKBF34Yfvrrj4fTT9SmdDnmC9l

 

1. Đôi chút về chiến sự

 

Mấy hôm nay khi xem báo cáo thiệt hại của Ng@ trên chiến trường Ukraine, bác NTT nhắn tôi: thấy ít (ý là con số nó nhỏ nhỏ hơn mấy hôm cao điểm một chút) – nên đoán là “chúng để dành sức.”

 

Tình hình mấy hôm nay đại khái là, Chasiv Yar vẫn có vẻ căng thẳng hơn những chỗ khác. Quân Ng@ triển khai một lực lượng khoảng 20.000 – 25.000 binh lính nhằm chiếm Chasiv Yar và cả các ngôi làng xung quanh. Hiện tại Ukraine vẫn kiểm soát toàn bộ Chasiv Yar. Thông tin này do người phát ngôn quân đội Ukraine, Nazar Voloshyn cho biết. Ông này cũng tuyên bố rằng tình hình đang được kiểm soát. Con số trên được ông đưa ra sau những ước tính của quân đội Ukraine.

 

Nằm ở vị trí “chiến lược” trên vùng đất cao, bọn Nguyên soái Ván ép muốn chiếm được cũng không hề dễ dàng, ngoài võ… bom lượn. Để khẳng định điều này, báo chí xứ phía Đông nước Lào cũng có bài, mà chúng ta nếu không tin chính thống thì tin ai?

https://kienthuc.net.vn/.../nga-chuan-bi-tan-cong-quy-mo...

 

trong đó thằng nhà báo, à “lều” báo nào đó dẫn “chuyên gia quân sự Sivkov” – nhưng chính nó cũng không biết cái thằng Sivkov này là ai. Tôi kỳ cạch đi tìm thì thấy có một bài ngắn trên New York Times là giá trị nhất của tác giả Ivan Nechepurenko, trong đó viết “Konstantin Sivkov, một học giả quân sự Ng@.”

https://www.nytimes.com/.../ukraines-latest-strikes...

 

Còn lại tất cả các trang khác, đều là những blog quân sự có nguồn gốc từ Ng@, ví dụ như avia-pro, hoặc diễn đàn online “ussiadefence.net”. Tính khả tín của báo chí phía đông nước Lào trong cuộc chiến tranh này như vậy đấy – hoàn toàn không có khả năng phân biệt được đâu là thật, đâu là giả.

 

Nhưng thôi, chúng ta cứ cho là thật đi. Thằng lều báo bắt đầu logic của nó: “Truyền thông phương Tây cũng thừa nhận, Quân đội Ng@ đang dần tiến về phía trước” và chính nó thụi vào sườn nó, khi một mặt lấp liếm với câu “Quân đội Ng@ đang dần tiến về phía trước” nhưng ở dưới, hóa ra cái quân đội thứ hai thế giới này vẫn loanh quanh với… trận đánh cấp làng. Làng ở đây là Novomykhailivka (https://maps.app.goo.gl/QzevqPbQnHzc8cjZ7 ) có diện tích đo trên Google Map là 5,83 ki-lô-mét vuông, không bằng một thôn của làng em ở quê các bác ạ. (bản đồ số 1)

 

Về sự kiện này, hôm qua ISW viết: “Bộ Quốc phòng Ng@ (MoD) tuyên bố vào ngày 22 tháng 4 rằng lực lượng Ng@ đã chiếm giữ Novomykhailivka (phía tây nam thành phố Donetsk), nhưng một số blogger nổi tiếng của Ng@ đưa tin rằng lực lượng Ukraine vẫn duy trì các vị trí ở ngoại ô phía tây của khu định cư, đặc biệt là ở khu vực dacha. Chỉ huy Lữ đoàn tấn công đường không số 79 của Ukraine, Đại tá Yevhen Shmatalyuk lưu ý rằng các lực lượng Ukraine vẫn có quyền kiểm soát hỏa lực đối với Novomykhailivka bất chấp giao tranh ác liệt và các cuộc tấn công liên tục của Ng@ bởi khoảng hai lữ đoàn và tám trung đoàn của lực lượng Ng@.” (bản đồ số 2)

 

Bệnh của báo chí phía đông nước Lào là thế, bọn “shit Putox thơm” này đang mô tả quân đội thứ hai thế giới tiến như chẻ tre với những trận đánh cấp thôn, ô hô ai tai! Bọn vô lương tâm này tuyệt đối không đếm xỉa gì đến cảm xúc của những người đọc hâm mộ Putox của chúng: cứ thần tốc mãi hết chỗ nọ đến chỗ kia, phòng thủ của Ukraine sụp đổ mãi cũng hết chỗ nọ đến chỗ kia, mà đến tận bây giờ… vẫn thế. Cả năm rồi đấy chứ.

 

Quay lại với bài báo trên đây – thằng lều báo tiếp tục tung tin: tướng về hưu Ukraine nói Ng@ đang sử dụng thành công pháo binh ở Chasiv Yar. Có mà thành công cái đầu mày ấy. Tướng nào về hưu? Serhiy Kryvonos – cựu phó thư ký của Hội đồng an ninh quốc phòng Ukraine phát biểu vậy. Hắn là ai? Sinh năm 1970, không thể về hưu sớm như thế được, trong khi nhiều tướng tá già hơn nhiều còn đang phải chiến đấu.

 

Vào ngày 29 tháng 11 năm 2019, Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskyi, đã cách chức Kryvonos khỏi chức vụ trưởng nhóm công tác liên ngành về việc chuẩn bị các biện pháp tăng cường khả năng phòng thủ của nhà nước.

 

Vào ngày 29 tháng 12 năm 2020, Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskyi, đã cách chức Kryvonos khỏi chức vụ Phó Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Ukraine.

Vào ngày 5 tháng 6 năm 2021, Serhii Kryvonos được giải ngũ ra khỏi Lực lượng vũ trang Ukraine.

 

Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine của Ng@, Serhiy Krivonos, với tư cách là tình nguyện viên và “có tính đến kinh nghiệm chiến đấu trong việc bảo vệ sân bay Kramatorsk năm 2014,” đã được tổng tư lệnh các Lực lượng vũ trang Ukraine bổ nhiệm làm làm người chỉ huy bảo vệ sân bay Kyiv. Lão này thực hiện nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu chiến lược quan trọng trên trong 39 ngày. Thực chất là từ ngày 24/2/2022 đến hết tháng 8/2022, tay này không hề tham gia nghĩa vụ quân sự và không bị gọi đi nghĩa vụ quân sự trong thời gian điều động.

 

Mùa thu năm 2022, nhà báo Yuriy Butusov cho biết các nhà điều tra của SBI đã khởi tố vụ án hình sự chống lại cựu thiếu tướng Kryvonos vì các hoạt động của ông ta vào mùa xuân năm 2022 – khi đó ông ta – với sự đồng ý của Tổng tư lệnh là Tướng Valery Zaluzhny – chịu trách nhiệm bảo vệ sân bay Kyiv. Đúng là vậy, tháng Tám năm 2022, Cục Điều tra Nhà nước Ukraine (SBI) báo cáo rằng họ hiện đang điều tra về hành vi tham ô tài sản đối với công dân Serhiy Kryvonos trong hoạt động xây dựng hệ thống phòng thủ sân bay Kyiv trước đây.

 

Sau đó, bất chấp sự việc đã xong hay chưa, trong năm 2023, hắn ta (Kryvonos) tham gia tích cực vào việc đánh giá các điều kiện tiên quyết và lý do dẫn đến cuộc xâm lược Ukraine của Ng@, đồng thời nêu quan điểm của riêng mình về cách đánh bại kẻ thù trên nhiều kênh truyền hình, bao gồm các video trên nền tảng YouTube. Hiện hắn quay ra hoạt động chính trị, một dạng đối lập nửa mùa.

 

Việc tìm kiếm các thông tin của tên này trên mạng là khó, ngoài trang Wiki bằng tiếng Ukraine và một số kênh mạng xã hội do hắn đứng tên. Tuy nhiên nếu tìm tên hắn bằng từ khóa “Sergey Krivonos” (viết kiểu tiếng Ng@ – Сергей Кривонос) thì sẽ thấy ngay, tên này là nguồn tin yêu thích của… TASS và các bản tin Ng@ khác.

 

Chưa hết, ngay từ đầu bản tin, thằng nhà báo này dẫn cái thằng chuyên gia Sivkov trên đây “Theo đó, Quân đội Ng@ sẽ sử dụng các loại vũ khí mới, bao gồm bom lượn cũng như các loại tên lửa mới đã được chứng minh tính hiệu quả. Sivkov bày tỏ sự tin tưởng rằng cuộc tấn công sẽ sớm bắt đầu” – và một lần nữa gậy của nó lại đập vào lưng nó. Nó cố dẫn một thằng phản động nói về pháo binh, nhưng lại dẫn thằng ba vạ khác nói về… tên lửa và bom lượn.

 

Vậy tình hình cụ thể ra sao? Ở cả Chasiv Yar lẫn những chỗ khác, cứ chỗ nào có tấn công của Ng@, là có phàn nàn. Tuần trước, một đơn vị Ng@ trước khi tấn công ở chính cái làng bé tí Novomykhailivka này đã bị tiêu diệt bởi chính bom lượn của chúng – chuyện được chính người Ng@ nói trong một diễn đàn quân sự. Còn ở Chasiv Yar, một đơn vị khác của Ng@ bị pháo kích tiêu diệt toàn bộ ngay khi tập hợp chuẩn bị tấn công. Cũng do người Ng@ nói, chẳng phải tin từ Ukraine. Riêng tin thứ hai này có xác nhận từ các kênh mạng xã hội Ukraine.

 

Nói thế đủ rồi, nhưng qua một bài báo cũng đủ hình dung ra được tình hình quân Ng@ ra sao. Riêng làng Novomykhailivka này quân Ng@ không có khả năng trú chân vì trong những ngày qua lại giã nát nó rồi, do vậy cái tin lữ đoàn 155 thủy quân lục chiến Ng@ kéo cờ chụp ảnh tự sướng, có thể có thật (mà cũng chẳng biết có đúng cái làng đó không) nhưng sau đó chúng lại chẳng ngồi được ở trong làng. Vô nghĩa.

 

Vấn đề là quân đội thứ hai thế giới vẫn đang tiến rất thần tốc từ đầu thôn đến giữa thôn.

 

2. Sergey Kogogin là ai?

 

Sergey Kogogin là người tích cực ủng hộ Putox. Hồi đầu năm, hắn ta phát biểu tại một cuộc họp của một nhóm cử tri ủng hộ việc tự đề cử của kẻ độc tài với bàn tay đẫm máu làm ứng cử viên tổng thống trong cuộc bầu cử sắp tới vào năm 2024.

 

“Có một câu nói nổi tiếng: “Ai là bạn của Ng@? Lục quân và Hải quân”. Hôm nay, tôi sẽ thêm ngành (của tôi) vào danh sách này. Chúng tôi thấy những gì chúng tôi đã làm được để giải quyết các nhiệm vụ phức tạp liên quan đến ngành trong 1,5 năm qua. Ông Putox đã cho phép chúng ta giáng một đòn mạnh vào các biện pháp trừng phạt đang áp dụng lên đất nước ta. Và tất nhiên, ngành (của tôi) ủng hộ lãnh đạo của chúng ta,” Sergey Kogogin nói tại cuộc họp.

 

Ngành đó là ngành sản xuất ô tô – không phải xe con, mà là xe tải. Sergey Kogogin là chủ của tập đoàn sản xuất ô tô tải nổi tiếng KamAZ. Không chỉ thế, hắn còn là nhà chính trị. Năm 1999 – 2004, hắn là Thứ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghiệp Cộng hòa Tatarstan. Sau đó, hắn trở thành đại biểu nhân dân trong Hội đồng Tatarstan (đại diện cho đảng Nước Ng@ thống nhất). Năm 2018, hắn là đồng chủ tịch đơn vị trước bầu cử của ứng cử viên tổng thống Putox. Năm 2022, Kogogin được nhận Huân chương Vì Tổ quốc của Ng@.

 

Công ty KamAZ liên kết với tập đoàn nhà nước Rostekh của Ng@ mà công ty này sở hữu dưới 50%. Vào tháng Ba năm 2022, những chiếc xe tải KamAZ được quân nhân Ng@ sử dụng đã được nhìn thấy ở Belarus. Trong cuộc xâm lược, người ta thấy xe tải KamAZ của quân đội Ng@ chở lính đi khắp Ukraine.

 

KamAZ PJSC tham gia sản xuất thiết bị quân sự cho Bộ Quốc phòng Liên bang Ng@ và các lực lượng an ninh khác mà Ng@ đang sử dụng trong cuộc chiến chống Ukraine.

 

Con rể của Sergey Kokogin, tức là chồng của Tatyana Kogogina, Dmitri Kuramshyn, là giám đốc và người sáng lập công ty KNK Automotive GmbH của Áo, công ty này đã được thanh lý vào tháng 3 năm 2022 ngay sau cuộc xâm lược toàn diện. Công ty Palfinger của Áo có một liên doanh với KamAZ PJSC có tên là Kran Tsentr KAMAZ. Trang web Palfinger cho thấy công ty này cung cấp hàng hóa được sản xuất chung với KamAZ. Trước năm 2015, Dmitri Kuramshyn, là Tổng giám đốc Kran Tsentr KAMAZ.

 

KAMAZ PJSC được cho là đang sử dụng các công ty có liên hệ với Tatyana Kogogina và Dmitri Kuramshyn để tổ chức cung cấp hàng nhập khẩu nhằm lách các hạn chế trừng phạt hiện có.

 

Năm 2021 – 2023, Tatyana Kogogina làm việc cho PowerLine Handels GmbH, ả đã viết chuyện này trên trang Linkedin của mình, đó là Công ty mà Igor Podvorny, cựu nhân viên của KamAZ PJSC làm việc, chuyên bán phụ tùng cho xe tải. Vị trí Giám đốc điều hành tại PowerLine Handels GmbH do Artem Martyrosyan đảm nhận, người có mối liên hệ với một số công ty khác ở Áo, bao gồm: PowerLine Transmission GmbH; PowerLine Automotive GmbH. Các công ty của Tập đoàn PowerLine cung cấp hàng hóa và nguyên liệu cho Liên bang Ng@, bao gồm cả cho KAMAZ PJSC, trực tiếp hoặc thông qua trung gian.

 

Cụ thể hơn, Công ty PowerLine Automotive GmbH của Áo cung cấp phụ tùng và nguyên liệu thô từ châu Âu cho Turbo King LLC của Ng@ và Hiệp hội Khoa học và Sản xuất Rostar LLC (đã bị Ukraine trừng phạt). Chỉ trong năm 2023, người Áo đã cung cấp sản phẩm với tổng số tiền hơn 2,5 triệu đô la cho Turbo King và xuất khẩu hàng hóa gần 250 nghìn đô la cho Rostar. Sản phẩm được cung cấp bao gồm hệ thống treo xe buýt, bộ lọc gốm, phụ tùng thay thế cho xe moóc. Turbo King LLC và Hiệp hội Khoa học và Sản xuất Rostar LLC nhập khẩu sản phẩm trực tiếp cho KamAZ PJSC. Đây là thông số kỹ thuật của hầu hết các tờ khai nhập khẩu.

 

Các sự thật trên đây cho thấy rằng, ngay cả thứ hàng chiến lược mà Ng@ có thể sản xuất tốt nhất – xe tải quân sự, cũng phụ thuộc vào phụ tùng nhập khẩu từ nước ngoài. Tôi không nói là Ng@ không sản xuất được, thật ra gốc của nước này vẫn là nước có nền sản xuất công nghiệp nặng phát triển, nhưng đó là… Liên Xô và sau đó như thằng Igor Girkin gọi, quá trình “30 đại tàn phá công nghiệp Ng@”, nước này đã không còn năng lực sản xuất được như trước nữa, thứ nhất là về số lượng chắc chắn sẽ không đạt được nhu cầu khổng lồ của chiến tranh, và thứ hai – đặc biệt là chất lượng.

 

Nếu quý vị nào cần dẫn nguồn, tôi có thể inbox cho tên một công ty Trung Quốc hiện đang sản xuất phụ tùng ô tô để thay thế cho xe Ng@, trong đó có KamAZ. Công ty này bảo đảm chất lượng hàng tốt hơn mà giá thì lại rẻ hơn phụ tùng do Ng@ sản xuất. Công ty này còn thông báo có thể sản xuất được cả những phụ tùng của xe Ng@ nhưng là đồ nhập khẩu từ các nước phương Tây với chất lượng và giá cả hợp lý. Đó chỉ là MỘT CÔNG TY của Trung Quốc thôi, mà theo tôi biết theo kinh nghiệm của mình thì bên đó có hàng trăm công ty như vậy lúc nào cũng sẵn sàng sản xuất.

 

Đồng thời tôi cũng không nghi ngờ rằng với nhu cầu của chiến tranh và báo cáo năng suất của KamAZ trong chính thời gian qua, việc nghiêng sang nhập khẩu phụ tùng của Trung Quốc về lắp, là không thể tránh khỏi.

 

Tôi viết mục này để giải ảo cho cái “danh tiếng” lâu nay rằng “xe Ng@ tốt, nồi đồng cối đá.” Trước đây tôi đã viết rồi, không làm được bé mà chắc chắn thì phải làm to, dẫn đến mấy ông nông dân Việt Nam tưởng to nặng là tốt, có mà tốn vật liệu thì có. Bây giờ sang thời đại mới, không thể sản xuất ra cái xe to nặng mà lại hiệu suất thấp như vậy được – có mà bán cho… ch.ó, nên phải thiết kế lại theo các tiêu chuẩn của thời đại, và việc phụ thuộc vào phụ tùng nhập ngoại là không thể tránh khỏi.

 

Chẳng cần nhiều lời nữa, cứ nhìn lại hồi đầu chiến tranh, xe tải Ng@ lắp lốp Trung Quốc chạy đến đâu banh ta-lông ra đến đó. Thế nên các cháu Dư Luận Viên “shit Putox thơm” ạ, đừng cắm đầu đọc mấy thằng lều báo tung hô năng lực sản xuất xe tăng của Ng@. Có mà lôi kho Liên Xô ra phủi bụi mới là đúng các cháu nhé.

 

3. Liệu nó nổ ra “Chiến dịch Kharkiv phiên bản 2024” hay không?

 

Bác NTT hỏi tôi thế. Vấn đề là quân đội Ng@ đang ở đâu trên bản đồ chiến tranh Ukraine – quân đội thứ nhì ở Ukraine xong rồi còn trở thành… quân đội thứ nhì tại Ng@, sau Wagner.

Đến đây có một câu hỏi thú vị nữa – thế, Gerasimov đi đâu mất rồi?

 

Nhắc lại một số điều hôm trước tôi đã viết: quá trình biến mất của Surovikin, còn đáng quan tâm hơn số phận của Gerasimov. Sau khi tên này thành công trong chiến lược xây dựng phòng tuyến, hắn cũng nhận ra rằng Nguyên soái Ván ép và Gerasimov là hai thằng bất tài, và trở nên thân mật với Prigozhin. Đó là một cuộc chiến không cân sức, vì Prigozhin chỉ có quan hệ cá nhân với Putox, không có vai vế gì chính thức trong điện Kẩm-linh cả, vì thế mặc dù lực lượng Wagner của Prigozhin tham gia rất nhiều vào cuộc chiến Bakhmut, điều đó chỉ làm cho hai tên này nhận ra chân tướng của cặp bài trùng Ván ép – Gerasimov.

 

Nguy cơ trở nên hiện hữu: uy tín của cặp Prigozhin – Surovikin lên cao. Có những đồn đoán cho rằng, cặp Ván ép – Gerasimov được sự hỗ trợ của cơ quan mật vụ, lên một kế hoạch thâm độc: cài người vào bộ chỉ huy của Prigozhin và Surovikin, một mặt xúi bẩy Prigozhin làm binh biến quân sự, một mặt bơm thổi cho Surovikin về khả năng thành công của Prigozhin để Surovikin lao vào cái bẫy đó. Mặt khác nữa, Ván ép – Gerasimov tiến hành một cuộc tấn công nội bộ nhằm giành lại quyền kiểm soát quân đội bằng cách phá hoại uy tín của Surovikin. Cặp Ván ép – Gerasimov nói bóng gió là dù đã nhận được những ân sủng từ Putox, Surovikin vẫn có âm mưu phản loạn. Shói-gù có lợi thế rất lớn vì hắn ta là một trong những người bạn thân lâu năm nhất của Putox. Gerasimov thì có Ván ép chống lưng.

 

Surovikin thì chỉ có mỗi Yevgeny Prigozhin, to mồm kinh khủng. Thế là, trong khi Surovikin và Prigozhin tham gia sâu vào các hoạt động chiến đấu ở mặt trận thì Shói-gù và Gerasimov cũng rất bận rộn thuyết phục Putox giao lại quyền chỉ huy cho chúng. Mức độ thành công như thế nào của âm mưu, chúng ta không cần phải nói nhiều nữa.

 

Gerasimov bị nhiều người ở phương Tây coi là tay sai của Điện Kẩm-linh. Lão này là kiểu người trung thành có được vị trí của mình nhờ vào các mối quan hệ hơn là các hoạt động thực tiễn. Vì vị trí đó, cặp Shói-gù – Gerasimov đương nhiên trở thành cặp bài trùng trong hoạt động ăn cắp của công từ ngân sách quốc phòng trong nhiều năm. Căn cứ trên kết luận về tình trạng tham nhũng đã làm suy yếu phần lớn quân đội Ng@ trước chiến tranh, có thể nhận thấy cả hai tên này đều cực kỳ thành thạo về trộm cắp.

 

Khổ cái, điều mà chúng không thành thạo lại là… chiến lược và chiến thuật quân sự. Shói-gù chưa bao giờ là một quân nhân chuyên nghiệp, mà đúng như Girkin mỉa mai, hắn là tay sản xuất Ván ép. Với tư cách là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Ván ép trở thành tay ăn cắp lớn nhất. Về phần mình, toàn bộ sự nghiệp của Gerasimov đều trải qua trong quân đội với rất ít thành tựu đáng chú ý. Cuộc tấn công thất bại đầu chiến tranh làm quân Ng@ sa lầy phía bắc Kyiv, là tác phẩm của Gerasimov.

 

Tôi không biết – và không ai biết Gerasimov đang ở đâu, nhưng hắn chắc chắn không ch.ết vì một quả tên lửa khi ra thăm mặt trận – càng về cuối điều đó càng khó khăn với hạng ăn cắp của công, chúng sẽ sợ ch.ết thì không có ai ôm của cải. Nhưng đuổi hắn về chăn gà, thì Putox và Shói-gù, sức mấy. Quân đội Ng@ không có sĩ quan cao cấp nào tài giỏi hơn Gerasimov. Không thể phủ nhận “công lao” của Gerasimov: hắn ta là tác giả của học thuyết “chiến tranh lai” (hybrid warfare) đã gây bao khốn khổ cho người Ukraine từ 2014.

 

Nếu ở đây có bác nào theo dõi tôi từ đầu chiến tranh, có thể nhớ một câu tôi đã viết. Hồi đó tôi đọc “Điều lệnh chiến đáu của quân đội Xô-viết” và các học thuyết quân sự của họ với yêu cầu xây dựng được một lực lượng sĩ quan chuyên nghiệp (vừa hồng lại vừa chuyên) có đủ năng lực cấp chiến thuật cho sĩ quan sơ cấp, bắt đầu có năng lực cấp chiến dịch với trung cấp và đặc biệt thành thạo về tổ chức chiến dịch với sĩ quan cao cấp. Do các mũi tấn công của Ng@ vào Ukraine rời rạc, không liên kết, tôi cho rằng, hoặc nhận thấy một điểm rằng “quân đội Ng@ hiện nay không chỉ thiếu sĩ quan có năng lực cấp chiến dịch, mà thậm chí cấp chiến thuật còn khó.” Điều này đã được chứng minh là đúng, khi giai đoạn đầu của cuộc chiến Ng@ chạy ôm đầu máu khỏi Kyiv, Chernihiv, Sumy, Kharkiv.

 

Ngược lại, phía Ukraine đã tỏ ra có những năng lực chiến dịch rất tốt: chiến dịch phản công mùa thu 2022 giải phóng Kharkiv, và chiến dịch giải phóng hữu ngạn Kherson, trong đó có thành phố cùng tên.

 

Vì vậy, tôi xin phép cùng quý vị đi đến kết luận 2 điểm: (1) Gerasimov không đi đâu cả, vì hắn là bộ não của Putox và Shói-gù về quân sự, chỉ đơn giản là không thể khỏa lấp được cái sứt mẻ nghiêm trọng về uy tín trong suốt 2 năm qua, không phải ít quân tướng Ng@ nhìn thấy được bộ mặt thật bất tài của hắn, nên hắn không xuất hiện trước công chúng nữa và (2) đội ngũ sĩ quan Ng@ không còn có những người có năng lực về chiến thuật và cả cấp độ chiến dịch.

 

Đến đây cần có chút giải thích kỹ hơn về số (2). Trong suốt cuộc nội chiến đông Ukraine từ 2014, Ng@ có tham gia nhưng ở mức độ như vậy, không thể gọi là chiến dịch, mà là các trận đánh không lớn và bản thân các sĩ quan đó cũng không chắc đã còn sống đến ngày nay. Ngoài ra, với cơ chế Shói-gù – Gerasimov thì chẳng có sĩ quan có năng lực nào tồn tại được cả.

 

Về nguồn lực. Tôi hóng được những thông tin cho thấy, bản thân những máy móc dây chuyền sản xuất của Ng@ nhập khẩu từ một “nước lạ” nào đó trong thời gian qua, không cho được những sản phẩm chất lượng tốt, tỉ lệ phế phẩm rất cao. Trong một diễn biến khác, nước cộng hòa Tatarstan của Ng@ hạ độ tuổi công nhân quốc phòng xuống 14 (chà, đúng là Chiến tranh Vệ quốc! “Cô-xchi-a lùn” à?) cho thấy tình trạng thiếu hụt lao động đang diễn ra, còn chưa nói đến việc có đủ lao động lành nghề hay không.

 

Chúng ta hình dung ra được để chuẩn bị cho một chiến dịch lớn, ngoài nguồn lực nó đòi hỏi những nỗ lực phi thường của số lượng khổng lồ về nhân lực. Còn nhớ có lần tôi dẫn: giai đoạn đánh chiếm Sievierodonetsk, Ng@ có ngày bơm ra chiến trường 37 đoàn tàu hỏa chỉ chở đạn pháo. Mà tàu của Ng@ là 70 toa cỡ lớn. Xe bọc thép, Ng@ có thể chuẩn bị được đủ số lượng vì trong kho còn đầy, nhưng xe tăng là đã bắt đầu đuối. Nói sang pháo, với yêu cầu lý thuyết của họ thì chính thức đuối. Còn về máy bay ném bom lượn hiện nay, theo tôi thì là vô nghĩa về mặt quân sự (ném tan nát đô thị để đối phương không có chỗ núp).

 

Với năng lực của người Ukraine, dù thông tin không rõ ràng nhưng tôi cho rằng họ rất sẵn sàng cho một trận đánh lớn, kể cả là vào Kharkiv – thậm chí có thể còn chờ mong nó diễn ra. Nhưng thực sự phải nói rằng để nó diễn ra được, cũng đã quá khó với bọn Shói-gù – Gerasimov và nếu có cố tổ chức thật, thì lại chắc chắn thua và thậm chí còn thua nặng không thể gượng lại được.

 

Trận đánh có thể diễn ra tầm cỡ Avdiivka trên hướng Chasiv Yar và nếu được thì Kramatorsk, như thế vừa sức hơn.

 

Theo người phát ngôn quân đội Ukraine, Nazar Voloshyn, thì ở Chasiv Yar quân Ng@ dù có 20.000, 25.000 hay nhiều hơn nữa thì lực lượng vũ trang Ukraine cũng quyết tâm giữ vững… làng này. Để xem 9/5 bọn Ván ép tổ chức duyệt binh như thế nào.

 

Hình số 1 :   https://www.facebook.com/photo?fbid=980367914095146&set=pcb.980367960761808

 

Hình số 2 : https://www.facebook.com/photo?fbid=980367917428479&set=pcb.980367960761808

 

.

#Bình_loạn_của_Phúc_Lai

#Nga_xâm_lược_Ukraine

#bưng_bô_cho_hòa_bình

#Slava_Ukraine

 

.

46 BÌNH LUẬN  

 

.

VIẾT DÀI TRUNG BÌNH VỀ CUỘC CHIẾN TRANH Ở UKRAINE – NGÀY 23/4/2024 - Nhà báo Phúc Lai GB (youtube.com)

Bui Nguyen Khanh

Apr 23, 2024

https://www.youtube.com/watch?v=uwCgH55SoUA

 

 




KHẢO SÁT : ĐỨC DẪN ĐẦU VỀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO TOÀN CẦU, NGA ĐỘI SỔ (VOA News)

 



Khảo sát: Đức dẫn đầu về vai trò lãnh đạo toàn cầu, Nga đội sổ

VOA News

24/04/2024

 https://www.voatiengviet.com/a/khao-sat-duc-dan-dau-ve-vai-tro-lanh-dao-toan-cau-nga-doi-so/7582266.html

 

Đức là quốc gia được xếp hạng hàng đầu về vị trí lãnh đạo toàn cầu, theo một cuộc thăm dò mới của Viện Gallup được công bố ngày 23/4 dựa trên các cuộc khảo sát ở 133 quốc gia.

 

https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-8f79-08dc63a6a40f_w1023_r1_s.png

Đồ biểu của Viện Gallup ngày 23/4/2024 cho thấy Đức và Mỹ tiếp tục có tỉ lệ chấp thuận cao hơn Trung Quốc hay Nga.

 

Xếp hạng tín nhiệm của Đức đứng ở mức 46% vào năm 2023, trong khi Mỹ theo sát phía sau với 41%.

 

Là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, Đức tự hào có tỷ lệ tán thành vai trò lãnh đạo 60% trên lục địa, vượt xa Hoa Kỳ hai chữ số.

 

Hoa Kỳ, một cường quốc thống trị trong lịch sử, đã chứng kiến sự sụt giảm nhẹ về tỷ lệ tán thành vai trò lãnh đạo ở một số quốc gia châu Phi và Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất thế giới.

 

Tỷ lệ không tán thành sự lãnh đạo của Hoa Kỳ tăng lên 36%, đánh dấu mức tăng 1 điểm phần trăm so với năm trước.

 

Cuộc xung đột ở Gaza dường như đã ảnh hưởng đến xếp hạng chấp thuận của Hoa Kỳ ở một số quốc gia. Gallup ghi nhận có sự suy giảm nhẹ ở các quốc gia được khảo sát sau khi xung đột bắt đầu.

 

Sự ủng hộ kiên định của Hoa Kỳ dành cho Israel dường như đã tăng tỷ lệ tán thành ở Israel lên 81%, nhưng tỷ lệ tán thành của họ lại giảm xuống còn 11% “ở Nhà nước Palestine”.

 

Bà Maryam Zarnegar Deloffre, giáo sư về các vấn đề quốc tế tại Đại học George Washington, nói: “Mỹ được coi là áp dụng luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế một cách không nhất quán, chỉ trích Nga lạm dụng ở Ukraine nhưng không chỉ trích các đồng minh như Israel vì vi phạm luật nhân đạo quốc tế ở Gaza”.

 

Bà Deloffre nói với VOA rằng việc Mỹ phủ quyết lệnh ngừng bắn ở Gaza, được đa số quốc gia thành viên ủng hộ, có thể làm xói mòn niềm tin vào luật pháp quốc tế.

 

Cuộc thăm dò đưa ra một hình ảnh ảm đạm về nước Nga, đặc biệt là ở châu Âu, với tỷ lệ không tán thành hơn 90%.

 

Tuy nhiên, nhìn chung, tỷ lệ chấp thuận của lãnh đạo Nga ở mức 22% vào năm ngoái, tăng từ mức 21% vào năm 2022.

 

Với 58%, Trung Quốc có tỷ lệ tán thành cao nhất ở châu Phi, tiếp theo là Mỹ (56%), Đức (54%) và Nga 42%.

 

Tuy nhiên, ở hầu hết các nơi trên thế giới, Mỹ được coi là có lợi thế về quyền lực mềm so với Trung Quốc.

 

Trên khắp thế giới, khả năng lãnh đạo của Hoa Kỳ được đánh giá ở Kosovo cao hơn (84%) so với phần còn lại của thế giới.

 

Liên bang Nga đã dành cho Hoa Kỳ tỷ lệ không tán thành cao nhất là 88%.

 

Với 39% tán thành, Mỹ nhận được sự tán thành cao nhất ở châu Mỹ, tiếp theo là Đức với 29%.

 

 





AN NINH QUỐC GIA và TRÒ 'BẮT CÁ HAI TAY' (Trúc Phương / Người Việt)

 



An ninh quốc gia và trò ‘bắt cá hai tay’

Trúc Phương/Người Việt

April 22, 2024

https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/an-ninh-quoc-gia-va-tro-bat-ca-hai-tay/

 

Trong chuyến công du Budapest cuối Tháng Hai, 2024, bộ trưởng Công An Trung Quốc, ông Vương Tiểu Hồng (Wang Xiaohong), đã gặp trực tiếp Thủ Tướng Hungary Viktor Orban để thiết lập một thỏa thuận an ninh song phương mới.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/04/Biden-Trong-HN-1536x1024.jpg

Tổng Thống Joe Biden đến Hà Nội vào Tháng Chín, 2023, nâng quan hệ lên “đối tác chiến lược toàn diện” giúp Việt Nam củng cố thế đu dây giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. (Hình minh họa: Saul Loeb/AFP via Getty Images)

 

Trung Quốc và Hungary nhất trí hợp tác về thực thi pháp luật, trị an và chống khủng bố, đặt quan hệ an ninh làm trung tâm trong mối quan hệ hai bên…

 

 

Thời của chính sách ngoại giao “hai hàng”

 

Theo nhiều cách, đó là một thỏa thuận… quái đản, vì Hungary là thành viên liên minh an ninh NATO, có nghĩa họ được bảo vệ khỏi bị tấn công vũ trang. Tuy nhiên, việc Budapest theo đuổi mối quan hệ an ninh cùng lúc với Bắc Kinh lẫn Washington là một ví dụ đáng chú ý về xu hướng toàn cầu. Các mối quan hệ an ninh chồng chéo ngày càng phổ biến. Papua New Guinea, Sierra Leone, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và Việt Nam đều đang chơi… “hai hàng,” vừa bắt tay hợp tác an ninh với Mỹ, vừa móc nối với Trung Quốc để giúp vấn đề trị an trong nước.

 

Việc một quốc gia theo đuổi hợp tác an ninh với hai cường quốc đang cạnh tranh nhau trực tiếp thoạt nhìn có vẻ không bình thường và thậm chí đầy rủi ro. Nếu đất nước này đã nhận được sự hỗ trợ an ninh đáng tin cậy từ một cường quốc, việc tìm kiếm mối quan hệ đối tác với nước kia có thể khiến mối quan hệ hiện tại rơi vào tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều quốc gia đang níu áo Mỹ lẫn Trung Quốc, thay vì chỉ chọn một. Vấn đề ở chỗ, cho đến nay, Washington và Bắc Kinh đều cho phép điều đó xảy ra.

 

Ưu tiên chính của Hoa Kỳ là an ninh khu vực: Bảo vệ các đồng minh và đối tác chống lại các mối đe dọa từ các nước láng giềng, cung cấp khả năng răn đe nguyên tử mở rộng và đối phó các nhóm khủng bố xuyên quốc gia. Washington đã xây dựng một mạng lưới đồng minh bằng các hiệp ước phòng thủ chung cũng như các quan hệ đối tác an ninh song phương nhằm giải quyết những thách thức đe dọa hòa bình.

 

Trong khi đó, Trung Quốc cung cấp những “sản phẩm” trị an nhằm giúp bảo vệ chế độ cho các quốc gia đối tác. Thông qua hợp tác về thực thi pháp luật và các biện pháp an ninh công cộng như giám sát kỹ thuật số, đào tạo cảnh sát, ứng phó với biểu tình bạo loạn, Bắc Kinh giúp các đối tác duy trì quyền kiểm soát trong nước họ.

 

 

Lợi và hại khi đi với chính sách “đu dây”

 

Hoa Kỳ tập trung vào an ninh khu vực, phát triển và triển khai sức mạnh quân sự để giúp các đối tác cân bằng, ngăn chặn và chống lại các mối đe dọa bên ngoài. Chiến lược an ninh quốc gia Hoa Kỳ năm 2022 nhấn mạnh tầm quan trọng của “mạng lưới liên minh và đối tác chưa từng có của Hoa Kỳ” và vai trò của quân đội Mỹ trong việc “hỗ trợ ngoại giao, đối đầu với sự xâm lược, ngăn chặn xung đột, phát huy sức mạnh nhằm cuối cùng bảo vệ người dân Mỹ cũng như lợi ích kinh tế của họ.”

 

Trong khi đó, khái niệm an ninh quốc gia của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình dựa trên “an ninh chính trị,” tức cung cấp “sản phẩm an ninh” giúp bảo vệ hệ thống cai trị.

 

Dựa vào thực tế này, nhiều nước đang tận dụng, chính xác hơn là lợi dụng, cuộc cạnh tranh an ninh giữa Mỹ và Trung Quốc. Hungary là một trường hợp. Chính sách bang giao Trung Quốc của nước này từ lâu đã khác biệt với các đối tác Châu Âu. Hungary là quốc gia EU đầu tiên tham gia “Sáng Kiến Vành Đai Và Con Đường” của Trung Quốc. Bằng cách cản trở viện trợ Châu Âu cho Ukraine và trì hoãn việc Thụy Điển gia nhập NATO để ngầm ủng hộ các mục tiêu của Nga, Hungary cho thấy họ sẵn sàng gây sự với các cường quốc để đạt được những nhượng bộ.

 

Cho đến nay, Budapest vẫn duy trì được sự cân bằng này. Là đồng minh NATO, Hungary được hưởng an ninh bên ngoài do Hoa Kỳ cung cấp. Nhưng khi chính phủ Viktor Orban tấn công và làm suy yếu các thể chế dân chủ trong nước họ, Budapest lại được hưởng lợi từ mối quan hệ đối tác an ninh với Bắc Kinh. Không lâu nữa, người ta sẽ thấy cảnh sát Trung Quốc tuần tra trên đường phố Hungary!

 

Trong cuộc gặp Bộ Trưởng Công An Trung Quốc Vương Tiểu Hồng, Bộ Trưởng Nội Vụ Hungary Sandor Pinter đã lặp lại luận điệu Trung Quốc, nhấn mạnh việc “bảo đảm an ninh và ổn định” là điều kiện tiên quyết cho mối quan hệ tốt đẹp.

 

Việt Nam là một ví dụ khác. Tháng Chín, 2023, trong chuyến công du Hà Nội của Tổng Thống Joe Biden, Hoa Kỳ và Việt Nam tuyên bố nâng cấp mối quan hệ lên “đối tác chiến lược toàn diện.” Một thập niên qua, Hà Nội và Washington liên tục tăng cường hợp tác an ninh nhằm đối phó trực tiếp với mối đe dọa an ninh quốc gia mà Trung Quốc đặt ra ở khu vực sát sườn Việt Nam. Hợp tác quốc phòng Mỹ-Việt phát triển mạnh nhất trong lĩnh vực hàng hải. Những năm gần đây, Việt Nam trở thành hải cảng được hàng không mẫu hạm Mỹ thường xuyên ghé đến.

 

Tuy nhiên, ba tháng sau chuyến thăm Hà Nội của Biden, đến lượt Tập Cận Bình. Tháng Mười Hai, 2023, Tập Cận Bình đến Hà Nội nhằm củng cố chiến lược hợp tác toàn diện. Cuộc trò chuyện giữa những kẻ chóp bu lãnh đạo hai nước tập trung vào việc củng cố sự cai trị của đảng cộng sản ở cả hai nước. Tập tuyên bố rằng Bắc Kinh và Hà Nội sẽ “cố gắng ngăn chặn, xoa dịu và kiềm chế mọi loại rủi ro chính trị và an ninh,” không chỉ các mối đe dọa an ninh quốc gia mà còn cả các mối đe dọa nhằm vào đảng cộng sản và giới lãnh đạo hai nước.

 

Bắc Kinh cam kết hỗ trợ Hà Nội bằng các biện pháp an ninh nội bộ thiết thực, trong đó có việc chia sẻ thông tin tình báo và tăng cường hợp tác cảnh sát giữa hai quốc gia. Hai nước nhất trí nỗ lực chung nhằm ngăn chặn bất ổn nội an, bài trừ “chủ nghĩa ly khai” và “cách mạng màu,” một thuật ngữ gợi lên mối lo ngại chung của Trung Quốc và Việt Nam về sự can thiệp của nước ngoài và những hoạt động đối lập có thể lật đổ đảng cầm quyền dẫn đến dân chủ hóa.

 

Mới đây, ngày 19 Tháng Tư, 2024, Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương Phan Đình Trạc đã tiếp Bộ Trưởng Tư Pháp Trung Quốc Hạ Vinh, tại Hà Nội nhằm “nhất trí thiết lập cơ chế hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc,” đồng thời “tăng cường hợp tác giữa hai bộ tư pháp nói riêng và trong lĩnh vực tư pháp, pháp luật nói chung. Theo một cách nào đó, nhìn chung, hai quan hệ đối tác an ninh của Việt Nam được thiết lập để cân bằng lẫn nhau: Hà Nội tìm kiếm sự hỗ trợ của Mỹ để chống lại mối đe dọa an ninh bên ngoài từ Trung Quốc, cùng lúc lại tìm kiếm sự hỗ trợ Trung Quốc để chống lại mối đe dọa đối với thể chế cai trị, mà họ cho rằng, nó luôn bị đe dọa, ít nhất một phần, từ… những nỗ lực thúc đẩy dân chủ của Mỹ!

 

Trong thực tế, như đã nói, không chỉ Việt Nam và Hungary mới chơi trò “bắt cá hai tay.” Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đã cậy nhờ sự hỗ trợ Trung Quốc giúp các cơ quan nội an của họ, trong khi vẫn liếc mắt đưa tình với Mỹ để được hỗ trợ quân sự. Djibouti đã đồng ý làm nơi đặt căn cứ cho cả quân đội Mỹ lẫn Trung Quốc. Singapore đã định vị họ là đối tác an ninh cho Washington lẫn Bắc Kinh. Và Papua New Guinea gần đây đã ký các thỏa thuận an ninh với Hoa Kỳ…

 

Chính sách “hai hàng” nói chung được thiết kế nhằm vừa bảo đảm được vấn đề an ninh quốc gia (nhờ Mỹ) vừa mang lại an toàn an ninh nội chính (nhờ Trung Quốc); đặc biệt khi các nhà lãnh đạo độc tài luôn lo sợ rằng sự hỗ trợ an ninh khu vực của Mỹ thường đi kèm những “tác dụng phụ” không mong muốn. Theo quan điểm của họ, mối quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ có thể dẫn đến việc thúc đẩy nhân quyền và tự do chính trị; và điều này có thể khiến chế độ cai trị của họ trở nên kém an toàn.

 

Không quốc gia nào mà tâm lý này có thể được thấy rõ bằng Việt Nam. Chế độ Cộng Sản Việt Nam, tự hào với cái gọi là “ngoại giao cây tre,” ngày càng thành thục trò đu dây. Có thể chẳng có gì đáng nói, nếu số phận quốc gia đặt dưới sự tính toán chồng chéo này có thể dẫn đến khả năng người dân Việt Nam mắt trắng. Dân chủ không có đã đành và chủ quyền quốc gia cũng mất. Suy cho cùng, Hà Nội sẵn sàng bán đứng Washington để đi theo Bắc Kinh, miễn sao chế độ cai trị còn tồn tại. Cộng Sản Việt Nam sẵn sàng từ bỏ những hòn đảo xa xôi để giữ lấy chiếc ghế cai trị trước mặt.

 

 




CHÂU Á TRƯỚC 'BÓNG MA' TRUMP 2.0 (Trúc Phương / Người Việt)

 



Châu Á trước ‘bóng ma’ Trump 2.0

Trúc Phương/Người Việt

April 21, 2024

https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/chau-a-truoc-bong-ma-trump-2-0/

 

Trong khi châu Âu đang mất ngủ với khả năng cựu Tổng Thống Donald Trump trở lại Tòa Bạch Ốc sau cuộc bầu cử 2024, châu Á đang nghĩ gì? Không như châu Âu, quan điểm và góc nhìn của giới chính trị gia lẫn người dân châu Á về Trump có phần trái ngược. Một số người khẳng định rằng Trump chỉ giỏi đánh võ mồm nhưng một số người tin rằng chỉ Trump mới đủ khả năng “dập” Trung Quốc….

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/04/My-Phi-Tap-Tran-1536x1024.jpg

Trực thăng Black Hawk của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ và Philippines tập trận chung với Philippines tại Claveria, Cagayan, Philippines. Sự hiện diện của Mỹ ở khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông hiện nay là vô cùng cần thiết để trấn an các đồng minh châu Á trước mối đe dọa từ Trung Quốc. (Hình minh họa: Ezra Acayan/Getty Images)

 

 

Trục và nan hoa

 

Mong muốn tăng cường liên minh an ninh của Nhật đã giải thích tại sao Thủ Tướng Nhật Kishida Fumio đến Tòa Bạch Ốc ngày 10 Tháng Tư 2024 để dự bữa tối với Tổng Thống Joe Biden. Hai nhà lãnh đạo đã công bố loạt biện pháp tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh.

 

Ferdinand “Bongbong” Marcos, Tổng Thống Philippines, một đồng minh khác, cũng tham gia cùng Biden và Kishida vào ngày hôm sau. Tất cả cho thấy việc xây dựng liên minh châu Á của Mỹ tiếp tục phát triển. Nhìn chung, Mỹ và một số nước châu Á đang củng cố và bảo vệ các mối quan hệ để tránh những thiệt hại có thể có nếu Trump tái đắc cử sau cuộc bầu cử 2024.

 

Không như châu Âu, nơi NATO ràng buộc hàng chục quốc gia vào một hiệp ước phòng thủ chung, Mỹ có các hiệp ước song phương với Nhật Bản, Nam Hàn, Úc, Philippines và Thái Lan, theo hệ thống “trục và nan hoa” (hub-and-spokes). Dưới thời Biden, Mỹ đã tìm cách thúc đẩy mối liên kết giữa các nước nhằm chống Trung Quốc. Các đồng minh của Mỹ phần lớn ủng hộ nỗ lực này, đặc biệt Nhật. Thủ Tướng Nhật Kishida nhấn mạnh rằng, hợp tác với “các quốc gia có cùng quan điểm” về các vấn đề an ninh “sẽ dẫn đến việc thiết lập một mạng lưới nhiều lớp và bằng cách mở rộng mạng lưới đó, chúng tôi có thể cải thiện khả năng răn đe.” Kishida nói thêm, thế giới đang ở một “bước ngoặt lịch sử” và đối mặt với một “môi trường an ninh rất phức tạp và đầy thách thức.”

 

Mỹ, Nhật và Nam Hàn hiện tổ chức các cuộc gặp cấp cao thường xuyên theo hình thức ba bên; Mỹ, Nhật và Philippines cũng tương tự. Ngày 8 Tháng Tư, bộ trưởng quốc phòng ba nước – Mỹ, Úc và Anh – cho biết họ đang “xem xét hợp tác” với Nhật Bản thông qua AUKUS (một hiệp ước quốc phòng được ký vào năm 2021). Kết quả là sự hội nhập lớn hơn giữa các lực lượng vũ trang trên toàn khu vực.

 

Những năm gần đây, các cuộc tập trận chung đã mở rộng với sự tham gia của nhiều đối tác hơn. Mỹ, Nhật, Úc và Philippines lần đầu tiên cùng tập trận ở Biển Đông vào ngày 7 Tháng Tư. Chia sẻ thông tin tình báo cũng mở rộng: Mỹ, Nhật và Nam Hàn hiện chia sẻ dữ liệu theo thời gian thực. Biden và Kishida cũng công bố sáng kiến phòng không mới giữa Mỹ, Úc và Nhật Bản.

 

 

Bóng ma Trump đối với Châu Á

 

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất bây giờ là vai trò lãnh đạo và mức độ cam kết của Mỹ. Nhiệm kỳ đầu tiên của Trump đã làm lung lay tận gốc niềm tin của các đồng minh châu Á. Nếu Trump tái đắc cử, những lo lắng đó chắc chắn trở nên gay gắt hơn. Tại Nhật, nỗi sợ hãi được thể hiện bằng loạt từ đặc biệt: moshitora (có nghĩa “điều gì xảy ra nếu Trump tái xuất hiện?”), hobotora (“có thể là Trump)” và moutora (“đã là Trump”). Chẳng phải tự nhiên nhiều nhà ngoại giao châu Á đang nỗ lực tiếp cận đội ngũ cố vấn hiện tại của Trump.

 

Trong bài báo trung tuần Tháng Tư 2024, tờ Wall Street Journal cho biết, nhìn chung, châu Á đang lo ngại trước khả năng Trump tái đắc cử. Trong khi đó, trong bài báo gần đây, TIME cho biết, một số chuyên gia tin rằng chiến lược và chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ vẫn an toàn, cho dù Washington xanh hay đỏ vào năm tới, bởi việc chống Trung Quốc là một trong số ít điều mà cho đến nay, hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa có cùng tiếng nói.

 

Collin Koh, nhà phân tích cấp cao tại Trường Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam (RSIS) ở Singapore, nói rằng bất chấp sự khó đoán của Trump, việc Mỹ từ bỏ các bước tiếp cận chiến lược mà chính quyền Biden đã thực hiện ở châu Á là điều “không thể tưởng được” trong quan hệ đối tác quốc phòng và kinh tế.

 

Koh nói: “Sự đồng thuận lưỡng đảng (trong chính trường Mỹ) về Trung Quốc ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn; và ngay cả khi Trump muốn áp dụng một chính sách có phần biệt lập hơn, trước những thách thức toàn cầu hiện có, tôi không chắc liệu những người trong Quốc Hội Hoa Kỳ có sẵn sàng từ bỏ những gì họ coi là vai trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ ở [Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương] hay không.”

 

Tại Diễn Đàn Đối Thoại Raisina (Raisina Dialogue, New Delhi, Ấn Độ, tổ chức cuối Tháng Hai 2024), Ngoại Trưởng Ấn Độ S. Jaishankar cũng bác bỏ những lo ngại rằng sự trở lại của Trump có thể mang lại thách thức.

 

Người ta tin rằng Mỹ luôn có lợi ích cốt lõi, bất kể ai nắm quyền. Trong By More Than Providence, quyển lịch sử xuất sắc về chính sách Hoa Kỳ ở châu Á phát hành năm 2017, cựu quan chức Tòa Bạch Ốc Michael J. Green đã đề cập quan điểm này. Ông viết: Mệnh lệnh chiến lược lâu dài của Washington là bảo đảm Thái Bình Dương vẫn là “nơi để các ý tưởng và hàng hóa của Mỹ chảy về phía Tây, chứ không phải để các mối đe dọa chảy về phía nước Mỹ.”

 

Trên Foreign Policy, James Crabtree (cựu giám đốc điều hành International Institute for Strategic Studies-Asia) cũng viết: “Trong hơn một thế kỷ, Hoa Kỳ luôn nhắm đến việc ngăn chặn một cường quốc đối thủ thống trị châu Âu hoặc châu Á. Đối mặt với thách thức từ sự nổi lên của Trung Quốc như một đối thủ cạnh tranh ngang hàng, ngay cả Trump cũng sẽ gặp khó khăn với chủ nghĩa biệt lập thuần túy, vì điều này đồng nghĩa với việc phải nhượng lại phần lớn châu Á cho Bắc Kinh. Cơn ác mộng khiến giới chức Tokyo và Seoul thức trắng đêm, về việc Trump đạt được thỏa thuận với Bắc Kinh trong chuyện giảm can thiệp vào châu Á, vẫn khó xảy ra.”

 

Tuy nhiên, chẳng sự thận trọng nào là thừa. Trump là người vô nguyên tắc. Không ai có thể biết Trump sẽ làm gì. Hôm nay ghét và ngày mai ưa là tính cách của Trump. Trường hợp cụ thể gần đây nhất là “quan điểm” của Trump về TikTok. Khi ngồi ghế tổng thống, Trump kêu gọi dẹp TikTok; bây giờ khi Quốc Hội Mỹ chặn TikTok, Trump lại phản đối.

 

Bốn năm qua, Biden đã lãnh đạo và thực hiện chính sách năng động nhưng tỉnh táo đối với châu Á. Biden đã xây dựng lại, tái củng cố sức mạnh Hoa Kỳ, thiết kế lại các mối quan hệ đồng minh trong khu vực và cố gắng khôi phục khả năng răn đe chống Trung Quốc. Thật khó để dự đoán liệu chính quyền mới của Trump sẽ duy trì hay lật ngược những nỗ lực này.

 

Theo nhiều nhà quan sát, rất ít quan chức có kinh nghiệm ngoại giao quốc tế hiện diện trong bộ máy Trump nhiệm kỳ hai. Thay vào đó, bộ sậu của Trump sẽ gồm hầu hết những người cực kỳ trung thành. Nhà khoa học chính trị lừng danh Francis Fukuyama, tác giả cuốn The End of History, cũng phải thốt lên: “Nếu tôi là một đồng minh châu Á, tôi thực sự sẽ rất lo lắng.”

 

Nếu có thể dễ dàng từ bỏ Ukraine thì Trump hẳn không quan tâm đến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Và một khi Trump công khai nói rằng Putin muốn làm gì thì làm thì việc Tập Cận Bình xâm chiếm Đài Loan có thể, với Trump, chẳng là chuyện của Mỹ.

 

Trong các đồng minh châu Á quan trọng của Mỹ, Nam Hàn có thể đối mặt mối nguy hiểm lớn nhất. Trong nhiệm kỳ trước, Trump đã dừng các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn với Nam Hàn để xoa dịu lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un. Trump còn “thề độc” sẽ rút 28,500 quân Mỹ trên bán đảo Triều Tiên.

 

Christopher C. Miller (quyền bộ trưởng Quốc Phòng thời Trump 1.0, từ Tháng Mười Một 2020 đến Tháng Giêng 2021), trong cuộc phỏng vấn với một tờ báo Nam Hàn gần đây, lại nhắc đến việc giảm quân số Mỹ.

 

Cần biết, ngay cả khi Mỹ rời NATO, 31 thành viên còn lại vẫn có thể bao bọc và bảo vệ nhau, với kho vũ khí hạt nhân đủ mạnh để đương đầu Nga. Trong khi đó, các đồng minh châu Á phải tự lực cánh sinh và đối mặt với nhiều đe dọa, kể cả hạt nhân, từ Trung Quốc và Bắc Hàn. Tổng GDP của các thành viên NATO (không có Mỹ) gấp 10 lần Nga; tổng GDP của các đồng minh châu Á của Mỹ chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc.

 

Richard Samuels thuộc Viện Công Nghệ Massachusetts nhận xét: “Họ (châu Á) không thể cân bằng sức mạnh của mình với Trung Quốc nếu không có Mỹ.” Nói cách khác, nan hoa Châu Á chỉ có thể quay nếu có trục Mỹ.

 

 




HOA KỲ XÂY TUYẾN 'TÀU VIÊN ĐẠN' ĐẦU TIÊN, NỐI LAS VEGAS VỚI VÙNG LOS ANGELES (AP)

 



Mỹ xây tuyến ‘tàu viên đạn’ đầu tiên, nối Las Vegas với vùng Los Angeles

AP

23/04/2024

 https://www.voatiengviet.com/a/my-xay-tuyen-tau-vien-dan-dau-tien-las-vegas-los-angeles/7581053.html

 

Tuyến “tàu viên đạn” chở khách trị giá 12 tỷ đô la nối Las Vegas và khu vực Los Angeles được khởi công xây dựng hôm thứ Hai 22/4. Đây được coi là tuyến đường sắt cao tốc thực sự đầu tiên của nước Mỹ và công ty tư nhân xây dựng tuyến này dự đoán sẽ có hàng triệu hành khách vào năm 2028.

 

https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-da3d-08dc62fabda3_cx0_cy11_cw0_w1023_r1_s.jpg

Mỹ khởi công tuyến tàu cai tốc giữa Las Vegas, bang Nevada, và bang California.

 

 Bộ trưởng Giao thông Hoa Kỳ Pete Buttigieg đã cùng với các lãnh đạo của hãng Brightline West đóng đinh tà vẹt mang tính tượng trưng và làm kỷ niệm tại địa điểm nhà ga ngay phía nam của Dải Las Vegas.

 

Brightline West đặt mục tiêu xây dựng đường ray mới dài 218 dặm (351 km) và gần như toàn bộ nằm ở dải phân cách của tuyến cao tốc liên bang số 15 (I-15) nối Las Vegas với Rancho Cucamonga, bang California. Từ đó, nó nối vào với một tuyến đường sắt đô thị chạy đến trung tâm thành phố Los Angeles. Trong quy hoạch cũng có một nhà ga ở khu vực Victorville của Quận hạt San Bernardino.

 

Các quan chức của hãng nói rằng mục tiêu là sẽ có những đoàn tàu chạy nhanh hơn 186 dặm/giờ (300 km/h) - tương đương với tàu cao tốc Shinkansen của Nhật Bản - được đưa vào hoạt động kịp thời cho Thế vận hội Mùa hè ở Los Angeles vào năm 2028.

 

Hãng đặt mục tiêu xây các tuyến tàu nối các thành phố của Mỹ quá gần nhau nên không thích hợp để đi bằng máy bay trong khi lại quá xa để đi bằng ô tô.

 

Hãng Brightline đã nhận được sự ủng hộ từ chính quyền của Tổng thống Biden, bao gồm khoản tài trợ 3 tỷ đô la từ quỹ cơ sở hạ tầng liên bang và gần đây đã được cấp phép để bán thêm trái phiếu trị giá 2,5 tỷ USD được miễn thuế. Hãng đã được liên bang cho phép bán trái phiếu trị giá 1 tỷ đô la tương tự hồi năm 2020.

 

Brightline West nói rằng các chuyến tàu chạy bằng điện sẽ giảm thời gian đi qua Sa mạc Mojave từ 4 tiếng xuống còn hơn 2 tiếng một chút. Dự kiến tuyến sẽ đón 11 triệu hành khách một chiều mỗi năm, với giá vé tương đương với vé máy bay. Các chuyến tàu sẽ có toilet, Wi-Fi, đồ ăn và đồ uống được bán cũng như tùy chọn ký gửi hành lý. Các quan chức hy vọng tuyến tàu sẽ giảm bớt tình trạng tắc nghẽn trên đường cao tốc I-15.

 

Cùng tập đoàn với Brightline West là Brightline Holdings có trụ sở ở bang Florida. Brightline Holdings quản lý tuyến Miami đã hoạt động từ năm 2018 và đã mở rộng dịch vụ đến Sân bay Quốc tế Orlando vào tháng 9 năm ngoái với các đoàn tàu đạt tốc độ lên tới 125 dặm/giờ (200 km/giờ). Tuyến này có 16 chuyến khứ hồi mỗi ngày với vé một chiều cho quãng đường 235 dặm (378 km) có giá khoảng 80 đô la.

 

Các tuyến tàu nhanh khác ở Hoa Kỳ bao gồm Acela của Amtrak, có thể đạt tốc độ tối đa 150 dặm/giờ (241 km/giờ) nối Boston và thủ đô Washington. Người ta cũng nêu ý tưởng về các tuyến tàu nhanh đến các thành phố khác của Hoa Kỳ, bao gồm Dallas đến Houston; Atlanta đến Charlotte, bang North Carolina; Chicago đến St. Louis; và Seattle đến Portland, bang Oregon. Hầu hết đều bị đình trệ.

 

Tại bang California, một tuyến đường sắt dài 500 dặm (805 km) được đề xuất nối Los Angeles và San Francisco đã được cử tri chấp thuận vào năm 2008, nhưng đã gặp nhiều trục trặc do chi phí gia tăng và tranh chấp về tuyến đường. Kế hoạch kinh doanh năm 2022 của Sở Đường sắt Cao tốc California tính toán rằng chi phí đã tăng hơn gấp ba lần lên 105 tỷ đô la.

 

34 BÌNH LUẬN    

 

--------------------------------------------------------------------------------------------

 

Công trình đường tàu cao tốc Los Angeles-Las Vegas $12 tỷ khởi động

Người Việt

April 23, 2024

https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/cong-trinh-duong-tau-cao-toc-los-angeles-las-vegas-12-ty-khoi-dong/#google_vignette  

 

LAS VEGAS, Nevada (NV)Hôm Thứ Hai, 22 Tháng Tư, các nhà lãnh đạo liên bang, giao thông và nghiệp đoàn tụ họp ở Las Vegas để đóng những cây đinh đầu tiên xuống đường rầy tượng trưng, mở đầu cho việc xây cất đường tàu cao tốc trị giá $12 tỷ nối liền Las Vegas với vùng Los Angeles.

 

Brightline West, công ty tư nhân duy nhất điều hành các đường tàu cao tốc ở Hoa Kỳ, sẽ thực hiện một hệ thống đường rầy 218 dặm giữa Las Vegas và Rancho Cucamonga, California, rồi từ đó, hành khách có thể đi vào Los Angeles bằng hệ thống tàu điện có sẵn.

 

Bộ Trưởng Giao Thông Pete Buttigieg khen ngợi đề án và sự ủng hộ của chính quyền Tổng Thống Joe Biden nhằm giúp hàng ngàn công ăn việc làm cho nền kinh tế địa phương.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/04/LAS-VEGAS-TO-SOUTHERN-CALIFORNIA-Brightline-West.png

Lễ động thổ đề án tàu cao tốc Las Vegas-Los Angeles ngày 22 Tháng Tư, 2024 tại Las Vegas (Hình: Brightline)

 

Đề án dự trù tốn khoảng $12 tỷ, trong đó có $3 tỷ do chính quyền Biden tài trợ.

 

Một khi hoạt động, tàu cao tốc sẽ đưa hành khách đi về giữa hai địa điểm trong vòng trên 2 giờ đồng hồ mỗi chiều, với vận tốc lên tới 180 dặm/giờ, nhanh gấp đôi thời gian lái xe hơi.

 

Ước tính có khoảng 16 triệu người lái xe từ Las Vegas tới miền Nam California trên xa lộ I-15 mỗi năm xuyên qua vùng sa mạc Mojave.

 

Tuyến đường cao tốc dự trù giảm chi phí vận chuyển và khí thải độc hại cho môi trường. Brightline ước lượng đề án này sẽ giảm được 3 triệu lượt xe cộ đi về Las Vegas mỗi năm.

 

Công ty xây cất đường tàu cao tốc hy vọng hoàn tất kịp Thế Vận Hội Mùa Hè Los Angeles 2028.

 

Brightline, trụ sở ở Florida, khánh thành đường tàu cao tốc Orlando tới Miami năm rồi. Tàu điện chạy với tốc độ lên tới 125 dặm/giờ, 16 chuyến khứ hồi mỗi ngày. (TTHN)

 

 





VỤ XỬ TIỀN BỊT MIỆNG : CÁC CÔNG TỐ VIÊN YÊU CẦU PHẠT ÔNG TRUMP VÌ VI PHẠM LỆNH KHÓA MIỆNG (Reuters)

 



Vụ xử tiền bịt miệng: Các công tố viên yêu cầu phạt ông Trump vì vi phạm lệnh khóa miệng

Reuters

24/04/2024

https://www.voatiengviet.com/a/7581835.html

 

Các công tố viên đã yêu cầu thẩm phán giám sát phiên tòa xét xử vụ tiền bịt miệng của ông Donald Trump hôm 23/4 phạt cựu tổng thống Mỹ 10.000 USD vì vi phạm lệnh khóa miệng của tòa án, vốn ngăn cản ông chỉ trích các nhân chứng và những người khác liên quan đến vụ án.

 

https://gdb.voanews.com/37707864-545c-4a03-8969-0390007ab319_w1023_r1_s.jpg

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trở lại phòng xử án sau giờ nghỉ giải lao tại tòa án hình sự Manhattan ở New York, Hoa Kỳ, ngày 23/4/2024.

 

Khi ông Trump theo dõi từ bàn của bị cáo, công tố viên Christopher Conroy của New York đã trích dẫn các bài đăng từ nền tảng Truth Social của cựu tổng thống, mà ông cho rằng đã vi phạm lệnh khóa miệng.

 

“Bị cáo đã vi phạm lệnh này nhiều lần và không dừng lại”, ông Conroy nói với Thẩm phán Juan Merchan. “Giờ tòa nên xử ông vì xem thường tòa”.

 

Ông Conroy chỉ ra một bài đăng ngày 10/4, trong đó ông Trump gọi ngôi sao khiêu dâm Stormy Daniels và luật sư cũ của ông, Michael Cohen, là “những kẻ nhớp nhúa”. Cả hai dự kiến sẽ làm chứng trong phiên tòa. Ông Conroy nói các bài đăng khác đã dẫn đến việc truyền thông đưa lên báo, khiến một bồi thẩm đoàn vào tuần trước phải rút lui vì lo ngại về quyền riêng tư.

 

“Ông ấy biết những gì mình không được phép làm và vẫn làm điều đó”, ông Conroy nói. “Việc ông ta bất tuân lệnh của tòa là cố ý. Đó là có chủ đích”.

 

Thẩm phán Merchan có thể chọn phạt ông Trump 1.000 USD cho mỗi hành vi vi phạm này, như các công tố viên đã yêu cầu.

 

Các công tố viên cũng yêu cầu Thẩm phán Merchan nhắc nhở ông Trump rằng ông có thể phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng hơn nếu tiếp tục vi phạm lệnh của tòa. Luật cho phép thẩm phán bỏ tù ông Trump tối đa 30 ngày, đây sẽ là một bước ngoặt kịch tính đối với phiên tòa hình sự đầu tiên của một cựu tổng thống Mỹ.

 

Lệnh khóa miệng của thẩm phán nhằm ngăn chặn ông Trump công khai chỉ trích các nhân chứng, quan chức tòa án và người thân của họ. Ông Trump cho rằng đó là hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận của ông theo hiến pháp.

 

Ông Trump bị Công tố viên quận Manhattan Alvin Bragg buộc tội làm giả hồ sơ kinh doanh để che đậy khoản thanh toán 130.000 USD ngay trước cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2016 để mua sự im lặng của bà Daniels về hành vi tình dục mà bà cho biết họ đã có với nhau vào năm 2006. Ông Trump không nhận tội và phủ nhận đã có sự việc như vậy diễn ra.

 

Các công tố viên nói đây là một phần trong âm mưu lớn hơn nhằm che giấu những thông tin không tốt với cử tri vào thời điểm ông Trump đang phải đối mặt với nhiều cáo buộc về những hành vi tình dục sai trái. Ông Trump đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016 với tỷ lệ sít sao.

 

“Đó là một hành vi gian lận bầu cử, rõ ràng và đơn giản,” Công tố viên Matthew Colangelo nói hôm 22/4.

 

Trong tuyên bố mở đầu hôm 22/4, luật sư bào chữa Todd Blanche nói ông Trump không phạm bất kỳ tội nào.

 

“Không có gì sai khi cố gắng gây ảnh hưởng đến một cuộc bầu cử. Đó được gọi là dân chủ,” ông Blanche nói với bồi thẩm đoàn hôm 22/4.

 

Ông Blanche nói ông Trump hành động để bảo vệ gia đình và danh tiếng của mình, đồng thời cáo buộc bà Daniels âm mưu kiếm lợi từ cáo buộc sai trái rằng họ có quan hệ tình dục.

 

Hôm 23/4, bồi thẩm đoàn dự kiến sẽ nghe thêm lời khai từ cựu chủ báo National Enquirer, David Pecker, người mà các công tố viên cho rằng đã tham gia vào kế hoạch “tóm và giết” nhằm ngăn chặn những câu chuyện không hay về Trump và giúp cho ông đắc cử.

 

Ông Pecker, 72 tuổi, đã làm chứng hôm 22/4 rằng công ty của ông đã trả tiền mua các câu chuyện, một hành vi bất thường trong ngành báo chí.

 

American Media, nơi xuất bản tờ National Enquirer, thừa nhận vào năm 2018 rằng họ đã trả 150.000 USD cho cựu người mẫu tạp chí Playboy Karen McDougal để mua câu chuyện của cô này về mối tình kéo dài nhiều tháng với ông Trump vào năm 2006 và 2007. American Media nói họ đã làm việc “phối hợp” với chiến dịch của ông Trump, và không bao giờ đăng tải một câu chuyện nào.

 

Theo các công tố viên, tờ báo lá cải này đã đạt được một thỏa thuận tương tự để trả 30.000 USD cho một người gác cửa đang tìm cách rao bán thông tin về việc ông Trump được cho là có con ngoài giá thú, mà theo các công tố viên, điều này hóa ra là sai sự thật.

 

Ông Trump cho biết các khoản thanh toán là cá nhân và không vi phạm luật bầu cử. Ông cũng phủ nhận có quan hệ tình cảm với bà McDougal.

 

Đây có thể là vụ án duy nhất trong số 4 vụ truy tố hình sự đối với ông Trump, một đảng viên Cộng hòa, được đưa ra xét xử trước cuộc tái đấu tranh cử ngày 5/11 của ông với Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden.

 

Một bản án có tội sẽ không ngăn cản ông Trump nhậm chức nhưng nó có thể ảnh hưởng đến khả năng ứng cử của ông.

 

 





View My Stats